Một số loại vắc xin, như vắc xin cúm và vắc xin ho gà... được khuyên dùng trong thai kỳ của mẹ bầu. Những bên cạnh đó, có một số loại vắc xin không được khuyến khích.
Nếu vắc xin sử dụng phiên bản sống của vi rút, chẳng hạn như vắc xin MMR, mẹ thường được khuyên đợi sau khi sinh xong rồi mới tiêm vắc xin. Điều này là do vắc xin sống có nguy cơ tiềm ẩn khiến thai nhi bị nhiễm bệnh. Nhưng không có bằng chứng cho thấy bất kỳ loại vắc xin sống nào gây ra dị tật bẩm sinh.
Đôi khi, vắc xin sống có thể được sử dụng trong thời kỳ mang thai nếu nguy cơ nhiễm trùng lớn hơn nguy cơ tiêm chủng. Bác sĩ sẽ cho mẹ lời khuyên về việc tiêm phòng trong thai kỳ.
Mẹ bầu nên hỏi ý kiến của bác sĩ về vắc xin không được khuyên dùng trong thai kỳ
Vắc xin sống bao gồm:
Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của mẹ bị suy yếu để bảo vệ thai kỳ. Điều này khiến mẹ ít có khả năng chống lại nhiễm trùng. Khi em bé lớn lên, mẹ có thể không thể thở sâu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng như viêm phổi.
Những thay đổi này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cúm (phụ nữ mang thai dễ bị biến chứng cúm hơn phụ nữ không mang thai) và dễ nhập viện hơn. Tiêm vắc xin cúm giúp mẹ ít bị cúm hơn.
Vắc xin ho gà là một trong các loại vắc xin được khuyên dùng trong thai kỳ
Ho gà là một bệnh nhiễm trùng rất nghiêm trọng và trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Hầu hết trẻ sơ sinh bị ho gà sẽ được nhập viện để điều trị. Khi mẹ tiêm phòng ho gà trong thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ sản sinh ra các kháng thể để bảo vệ khỏi bệnh ho gà. Những kháng thể này truyền cho thai nhi để bảo vệ chúng cho đến khi chúng có thể đi tiêm phòng bệnh ho gà (thường vào lúc trẻ được 8 tuần tuổi).
Khi mang thai, tốt nhất mẹ nên tránh đến các quốc gia hoặc khu vực du lịch bắt buộc phải tiêm phòng. Tuy nhiên, không phải lúc nào mẹ cũng có thể tránh được những khu vực cần tiêm phòng khi đang mang thai. Nếu đúng như vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ sản khoa để xin ý kiến về những rủi ro và lợi ích của bất kỳ loại vắc xin nào mẹ có thể cần tiêm chủng trước khi đi.
Nếu có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao trong khu vực mẹ đang đi du lịch, việc chủng ngừa sẽ giúp mẹ đảm bảo an toàn hơn là đi du lịch mà không được bảo vệ vì hầu hết các bệnh sẽ có hại cho thai nhi hơn là tác dụng phụ của vắc xin.
Ví dụ, bệnh sốt vàng da là một bệnh do virus lây lan qua muỗi. Hầu hết những người bị sốt vàng da nặng đều tử vong. Thuốc chủng ngừa sốt vàng là một loại vắc xin sống, nhưng có thể được coi là cần thiết phải tiêm nếu mẹ đang đi du lịch đến các khu vực thường xảy ra dịch sốt vàng da vì nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Mẹ bầu có thể sử dụng kem chống muỗi để phòng các bệnh do muỗi gây ra
Phụ nữ mang thai đặc biệt dễ mắc bệnh sốt rét. Đây là một tình trạng bệnh nghiêm trọng, có thể gây tử vong cho cả mẹ và thai nhi. Sốt rét chủ yếu phát triển ở các nước:
Nếu có thể, hãy tránh đi du lịch đang có dịch sốt rét nếu mẹ đang mang thai. Tuy nhiên, nếu không thể hoãn hoặc hủy chuyến đi của mình, mẹ có thể áp dụng các phương pháp điều trị dự phòng được bác sĩ chỉ định, bao gồm uống viên thuốc trị sốt rét để giảm nguy cơ mắc bệnh sốt rét.
Tuân thủ liều lượng và lời dặn dò của bác sĩ để các biện pháp bảo vệ phát huy tác dụng cao nhất cũng như đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi trong bụng. Ngoài ra, mẹ cũng nên thực hiện các mẹo hữu ích khác như:
Để tìm hiểu kỹ hơn các loại vắc xin được và không được khuyên dùng trong thai kỳ, mẹ bầu hãy trò chuyện với bác sĩ để được trợ giúp.
Theo NHS.
MamanBébé @ mamanbebe.com.vn/ GPĐKKD số 01D8020449 / Nguyễn Cẩm Tú / SĐT: 0243 747 5016
Địa chỉ: Gian 414.4 TTTM Vincom Galleries số 114 phố Mai Hắc Đế, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
Copyright © MamanBébé