Trẻ nhỏ có thể nín thở, ngưng thở trong rất nhiều trường hợp. Đó có thể là do trẻ sợ hãi hay bị sốc hoặc đau đột ngột. Cha mẹ cần làm gì để ngăn tình trạng nguy hiểm xảy ra khi trẻ nín thở? Cùng tìm hiểu ngay với hướng dẫn của chuyên gia.
Trẻ nín thở là hiện tượng khiến cha mẹ lo lắng
Việc nín thở thường được gây ra bởi một cú sốc, cơn đau đột ngột, những cảm xúc mạnh như sợ hãi, khó chịu hoặc tức giận xảy ra đối với trẻ. Có 2 kiểu nín thở:
Thông thường, thời gian trẻ nín thở hoặc ngưng thở có thể kéo dài đến 1 phút. Phần lớn cha mẹ đều rất sợ hãi khi trẻ nín thở vì có thể kèm theo hiện tượng ngất xỉu. Trong quá trình nín thở, trẻ có thể:
Phần lớn cơn nín thở của trẻ đều vô hại
Mặc dù việc nín thở có thể khiến cha mẹ sợ hãi, nhưng đây là hiện tượng thường vô hại và trẻ sẽ thoát khỏi tình trạng này khi 4 hoặc 5 tuổi.
Những tư vấn dưới đây của chuyên gia sẽ giúp cha mẹ biết nên và không nên làm gì khi trẻ nín thở:
Nếu trẻ nín thở thường xuyên, cha mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện thăm khám
Không có phương pháp điều trị cụ thể nào cho chứng nín thở. Cuối cùng, tình trạng này sẽ dừng lại khi trẻ được 4 hoặc 5 tuổi. Thuốc hiếm khi được sử dụng để điều trị chứng nín thở. Việc nín thở đôi khi liên quan đến thiếu máu do thiếu sắt. Mức độ sắt trong máu của trẻ có thể được kiểm tra nếu cha mẹ đưa trẻ tới bệnh viện. Trẻ có thể cần bổ sung sắt nếu lượng sắt của trẻ thấp.
Trong một số trường hợp, nín thở trở nên nguy hiểm và cha mẹ cần đưa trẻ nhập viện ngay lập tức hoặc gọi cấp cứu nếu:
Đây có thể là các triệu chứng của việc nín thở, nhưng cũng có thể liên quan đến các tình trạng y tế khác và nghiêm trọng hơn. Hãy phản ứng thật nhanh để đảm bảo an toàn cho trẻ, cha mẹ nhé.
Theo NHS.
MamanBébé @ mamanbebe.com.vn/ GPĐKKD số 01D8020449 / Nguyễn Cẩm Tú / SĐT: 0243 747 5016
Địa chỉ: Gian 414.4 TTTM Vincom Galleries số 114 phố Mai Hắc Đế, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
Copyright © MamanBébé