>>> 3 loại bỉm dán cao cấp được mẹ tin dùng nhất năm 2016
>>> Bỉm quần hay bỉm dán, loại nào tốt hơn cho bé?
>>> Khi nào mẹ nên dùng miếng lót, bỉm dán và bỉm quần?
Những nguyên nhân hàng đầu gây hăm tã cho bé
Do chất lượng của tã giấy, bỉm cho bé không đảm bảo chất lượng
Mẹ có nên tiếp tục sử dụng tã giấy, bỉm cho bé khi đã bị hăm?
Đây là nhóm nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng hăm tã ở bé, tùy theo cơ địa của mỗi bé mà bệnh có thể nặng hoặc nhẹ, bao gồm một số vấn đề sau
Thành phần tã không an toàn có chứa những chất da như chất tẩy trắng, chất hóa quang, chất tạo mùi nhân tạọ, đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra những vấn đề kích ứng, mẩn đỏ,….dễ dẫn tới hăm, viêm nhiễm.
Khả năng thấm hút cũng có ảnh hưởng quyết định tới việc tã có gây hăm hay không. Nếu tã giấy, bỉm cho bé có khả năng thấm hút kém, dễ thấm ngược sẽ khiến cho da bé thường xuyên phải tiếp xúc với nước thải, gây mất vệ sinh, tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại phát triển, lúc đó hiện tượng hăm thậm chí là viêm nhiễm đường tiết niệu hay cơ quan sinh dục đều dễ dàng xảy ra.
Bên cạnh đó những sản phẩm thoát hơi ẩm kém, hầm bí hoặc có bề mặt thô ráp cũng rất dễ gây hăm tã cho bé.
Do cách chăm sóc không đúng cách của bố mẹ
Chăm sóc không đúng cách cũng dế khiến bé bị hăm
Bên cạnh những nguyên nhân về chất lượng của tã thì những sai lầm trong cách chăm sóc bé của bố mẹ cũng dễ khiến bé bị hăm khi sử dụng tã giấy, bỉm.
Sai lầm thường thấy nhất đó là việc bố mẹ sử dụng 1 miếng tã giấy, bỉm cho bé lâu hơn hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi đó bỉm sẽ không còn khả năng thấm hút tốt nữa, bị thấm ngược thậm chí là tràn, những loại vi khuẩn cũng có thời gian phát triển dễ gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
Việc vệ sinh cho bé sai cách cũng dễ dẫ tới tình trạng này, có thể mẹ không lau rửa không kỹ hoặc không để khô trước khi đóng tã giấy, bỉm cho bé. Nếu bạn mắc phải những sai lầm như vậy thì đừng hỏi vì sao bé cứ hăm đi hăm lại nhé.
Một sai lầm khác đó là các mẹ quá lạm dụng tã giấy, bỉm cho bé, mẹ cho bé dùng 24/24, như vậy không tốt chút nào. Dù biết rằng tã giấy, bỉm mang tới cho cả mẹ và bé những lợi ích rất lớn nhưng mẹ cũng nên để cho da bé có khoảng thời gian thoải mái để thở, nếu không da bé sẽ “ bội thực” đó.
Do một số vấn đề trong cơ thể của bé
Chế độ dinh dưỡng nhiều axit cũng có thể khiến bé dễ bị hăm hơn
Ngoài những nguyên nhân bên ngoài thì bé có thể bị hăm tã do những nguyên nhân từ bên trong. Đó có thể là do da bé thuộc loại quá nhạy cảm, dễ dàng bị ửng đỏ, hăm, viêm khi tiếp xúc với những chất có trong môi trường bên ngoài. Hoặc có thể là do mẹ cho bé ăn quá nhiều thực phẩm chứa axit như cam quýt,…
Mẹ có nên tiếp tục sử dụng tã giấy, bỉm cho bé khi đã bị hăm?
Hiển nhiên là vẫn nên sử dụng, bởi tã giấy, bỉm mang tới quá nhiều lợi ích cho mẹ và bé. Tuy nhiên mẹ nên sử dụng một cách cẩn thận và thông minh hơn, hãy lựa chọn những sản phẩm tã giấy với đầy đủ những tính năng dưới đây.
Thành phần an toàn rất quan trọng trong việc chống hăm khi sử dụng tã giấy, bỉm cho bé
Tã giấy, bỉm cho bé có thành phần an toàn, không chất phụ gia, không gây kích ứng da. Đây là đặc tính mà mẹ khó có thể kiểm tra bằng những biện pháp thông thường, cách tốt nhất là mẹ nên lựa chọn những sản phẩm từ những nhà sản xuất uy tín, sử dụng ít phụ gia, không mùi thơm và đừng quá trắng. Tốt nhất mẹ nên tìm những thương hiệu đạt những chứng nhận uy tín từ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Về khả năng thấm hút thì mẹ có thể tự làm thi nghiệm để kiểm tra tính năng thấm hút của tã giấy, bỉm cho bé trước khi sử dụng nhé, bên cạnh đó hãy lưu ý tới khả năng chống thấm ngược của sản phẩm khi bé sử dụng sau một đêm mẹ nhé.
Vấn đề thoát ẩm cũng rất đơn giản, mẹ sẽ dễ dàng kiểm tra khả năng này bằng cách úp ngược chiếc cốc thủy tinh nhỏ lên mặt sau của bỉm rồi quan sát, càng nhiều nươc bám vào thành cốc thì khả năng thoáng khí càng tốt.
Nếu không có đủ thời gian, bạn có thể tìm kiếm những video review được chia sẽ rất nhiều trên internet trước khi sử dụng.
Nhất định nên sử dụng kem chống, trị hăm khi hiện tượng này đã xuất hiện trên da bé
Tuy nhiên mẹ nên hiểu một điều, một sản phẩm tốt đến đâu cũng không thể có khả năng chữa hăm tã, tã giấy, bỉm không phải là thuốc. Do vậy khi đóng bỉm cho những bé đã bị hăm mẹ nên lưu ý những vấn đề sau
Thay tã đúng giờ cho bé, không để lâu hơn vấn đề hăm tã sẽ ngày càng nặng hơn.
Rửa sạch, lau khô và bôi thuốc hăm lên vùng da đóng tã cho bé, như vậy sẽ giúp bệnh được cải thiện rõ rệt.
Không đóng tã cho bé suốt ngày đêm, da bé cần có thời gian thoải mái.
Mẹ có thể xem thêm thông tin về tã giấy và bỉm Tại Đây.
>>> Những loại bỉm dán cho trẻ sơ sinh nào tốt nhất thị trường
>>> Bỉm quần hay bỉm dán, loại nào tốt hơn cho bé?
>>> Hạt siêu thấm trong tã giấy, bỉm cho bé là gì vậy mẹ?
Mẹ có nên tiếp tục sử dụng tã giấy, bỉm cho bé khi đã bị hăm?Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ để được tư vấn thêm về sản phẩm: - Hotline: 0925 678 678 Website: www.mamanbebe.com.vn |
MamanBébé @ mamanbebe.com.vn/ GPĐKKD số 01D8020449 / Nguyễn Cẩm Tú / SĐT: 0243 747 5016
Địa chỉ: Gian 414.4 TTTM Vincom Galleries số 114 phố Mai Hắc Đế, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
Copyright © MamanBébé