Các bài kiểm tra và xét nghiệm tiền sản được liệt kê dưới đây là những điều mẹ bầu không nên bỏ qua bởi chúng giúp mẹ bầu xác định được tình trạng sức khỏe của bản thân trong thai kỳ và phòng ngừa các bệnh nguy hiểm khi mang thai.
Mẹ bầu nên thực hiện tất cả các kiểm tra và xét nghiệm tiền sản được bác sĩ chỉ định
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu sẽ được thực hiện một loạt các xét nghiệm, bao gồm xét nghiệm máu và siêu âm thai nhi. Mục đích của việc làm này để:
Mẹ không cần phải thực hiện tất cả các bài kiểm tra vì đó là sự lựa chọn của mẹ. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hiểu mục đích của tất cả các xét nghiệm. Mẹ có thể thảo luận thêm với bác sĩ hoặc những người có chuyên môn để đưa ra quyết định cuối cùng.
Mẹ bầu nên kiểm soát cân nặng trong thai kỳ chặt chẽ
Chiều cao và cân nặng của mẹ được sử dụng để tính chỉ số khối cơ thể (BMI). Nếu mẹ thừa cân, mẹ sẽ có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề trong thai kỳ. Mẹ có thể tăng từ 10 đến 12,5kg (22 đến 28lb) trong thai kỳ sau khi thai được 20 tuần. Phần lớn trọng lượng tăng thêm là do em bé đang lớn, nhưng cơ thể mẹ cũng tích trữ chất béo để tạo sữa mẹ sau khi sinh.
Hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe nếu mẹ lo lắng về cân nặng của mình. Điều quan trọng là phải có một chế độ ăn uống lành mạnh trong thai kỳ và tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ. Đây là các yếu tố ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của mẹ khi mang thai.
Gần như lần nào đi khám thai, mẹ bầu cũng sẽ được yêu cầu thử nước tiểu. Điều này để kiểm tra một số thành phần trong nước tiểu, bao gồm cả protein. Nếu chất này được tìm thấy trong nước tiểu, điều đó có thể có nghĩa là mẹ bị nhiễm trùng nước tiểu và cần được điều trị. Đây cũng có thể là một dấu hiệu của tiền sản giật.
Huyết áp có thể dự báo nhiều vấn đề sức khỏe cho mẹ bầu
Huyết áp của mẹ sẽ được kiểm tra mỗi lần khám thai. Huyết áp tăng trong giai đoạn sau của thai kỳ có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Việc huyết áp của mẹ thấp hơn vào giữa thai kỳ rất phổ biến so với những thời điểm khác.
Đây không phải là một vấn đề, nhưng có thể khiến mẹ cảm thấy lâng lâng nếu thay đổi trạng thái nhanh chóng (chẳng hạn như đứng dậy...). Nói chuyện với bác sĩ nếu mẹ lo lắng về huyết áp của bản thân.
Là một phần của quá trình khám thai, mẹ sẽ được tiến hành xét nghiệm máu và siêu âm. Tuy nhiên, không phải tất cả mẹ bầu đều phải thực hiện việc xét nghiệm này. Một lần nữa, các chuyên gia nhấn mạnh tất cả các xét nghiệm trên đều được thực hiện để giúp mẹ mang thai an toàn hơn hoặc kiểm tra xem em bé có khỏe mạnh hay không, nhưng mẹ không cần phải làm nếu không muốn.
Theo NHS.
MamanBébé @ mamanbebe.com.vn/ GPĐKKD số 01D8020449 / Nguyễn Cẩm Tú / SĐT: 0243 747 5016
Địa chỉ: Gian 414.4 TTTM Vincom Galleries số 114 phố Mai Hắc Đế, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
Copyright © MamanBébé